Khánh Hòa đón hàng loạt tin vui thị trường bất động sản

Số lượng giao dịch tăng trở lại cộng với nhiều quy hoạch quan trọng vừa được phê duyệt,… là những tín hiệu tích cực tại thị trường Bất động sản Khánh Hòa trong quý 1/2024.

Thị trường bất động sản Khánh Hòa diễn biến ra sao trong quý 1/2024?

Số lượng giao dịch bất động sản bật tăng

Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, số lượng giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh đã bật tăng trở lại trong hai quý vừa qua.

Nếu như trong quý 3/2023, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 4.796 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng gần 3.364 tỷ đồng.

Bất ngờ trong quý 4/2023, số lượng giao dịch trên địa bàn tỉnh bật tăng trở lại với khoảng 5.061 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng gần 4.522 tỷ đồng.

Và gần đây, trong quý 1/2024, số lượng giao dịch bất động sản trên địa bàn Khánh Hòa tiếp tục tăng lên 5.941 giao dịch với tổng giá trị giao dịch khoảng gần 7.630 tỷ đồng.

Trong số 5.941 giao dịch nói trên, có 211 căn chung cư, 4.537 lô đất nền và 1.193 căn nhà ở riêng lẻ.

Cũng trong quý 1/2024, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có hai dự án nhà ở đủ điều kiện đưa bất động sản vào kinh doanh.

Thống kê từ Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 6 dự án nhà ở thương mại đang triển khai, với 1.435 căn chung cư và 4.122 căn nhà ở riêng lẻ.

6 dự án nói trên gồm: Nhà ở liên kế Khu phức hợp Nghỉ dưỡng và giải trí KN Paradise; Khu đô thị Mỹ Gia – Gói 8 (giai đoạn 1), xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang; Khu căn hộ và dịch vụ Phước Long, 16 Phước Long, thành phố Nha Trang; Chung cư CCU-01, Khu đô thị mới Phước Long, thành phố Nha Trang; Chung cư CT-02, Khu đô thị mới VCN- Phước Long, thành phố Nha Trang; Chung cư Hoàng Đế, thành phố Nha Trang.

Riêng về dự án du lịch nghỉ dưỡng, hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang triển khai 26 dự án với 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 căn biệt thự du lịch.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040.

Nhiều quy hoạch quan trọng được phê duyệt

Thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040. Đồng thời, nhiều quy hoạch quan trọng khác cũng đang ở bước lập, trình thẩm định làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đồ án quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 vừa được phê duyệt, khu vực quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên khoảng 54.719,4 ha (không bao gồm diện tích đầm Thủy Triều).

Về tính chất, đây là đô thị sân bay tầm quốc tế, phát triển theo mô hình đô thị thông minh, sáng tạo mang tầm quốc gia và tương tác tiệm cận quốc tế.

Đây cũng là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ và hợp tác phát triển tầm khu vực; tập trung phát triển các lĩnh vực tài chính và thương mại – dịch vụ, giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu chế tạo ứng dụng công nghệ cao; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển nền kinh tế số của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung.

Cam Lâm còn là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cấp quốc gia, hạt nhân phát triển du lịch của khu vực và thế giới; là đô thị phát triển bền vững tiền đề phát triển công nghệ xanh – sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo quy hoạch được phê duyệt, khu vực huyện Cam Lâm và đầm Thủy Triều được chia thành 07 phân khu.

7 phân khu nói trên gồm: Phân khu đô thị trung tâm có diện tích tự nhiên khoảng 5.652 ha; phân khu đô thị phía Bắc có diện tích tự nhiên khoảng 7.057 ha; phân khu đô thị ven biển có diện tích tự nhiên khoảng 3.604 ha; phân khu sinh thái núi Cù Hin có diện tích tự nhiên khoảng 5.379 ha; phân khu phức hợp phía Tây có diện tích tự nhiên khoảng 9.929 ha; phân khu sinh thái phía Tây Nam có diện tích tự nhiên khoảng 11.879 ha; phân khu sinh thái phía Tây Bắc có diện tích tự nhiên khoảng 12.536 ha.

Ngày 31/3 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cũng đã ký quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040.

Theo quy hoạch được duyệt, quy mô khu vực lập quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 26.736 ha. Trong đó, thành phố Nha Trang có diện tích khoảng 25.422 ha và huyện Diên Khánh có diện tích khoảng 1.314 ha.

Về tính chất, đây là trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo và y tế của vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên; trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa; trung tâm du lịch, thương mại – tài chính, dịch vụ cảng biển du lịch của vùng Nam Trung Bộ và cả nước.

Đây cũng là đô thị du lịch biển đảo quốc gia và quốc tế; có vai trò và vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển.

Quy hoạch cũng định hướng phát triển các phân vùng đô thị tại 14 khu vực, gồm:

Khu vực trung tâm ven biển và phía Nam sông Cái, diện tích khoảng 676 ha, dân số dự kiến khoảng 140.000 người; khu vực sân bay Nha Trang cũ và vùng phụ cận, diện tích khoảng 263 ha, dân số dự kiến khoảng 23.200 người; khu vực Phước Long, Vĩnh Trường, Vĩnh Nguyên, diện tích khoảng 640 ha, dân số dự kiến khoảng 60.500 người;

Khu vực phía Tây đường Lê Hồng Phong, diện tích khoảng 501 ha, dân số dự kiến khoảng 70.000 người; khu đô thị ven biển, phía Đông đường sắt – từ Bắc sông Cái đến Mũi Kê Gà, diện tích khoảng 1.212 ha, dân số dự kiến khoảng 108.800 người;

Khu vực từ phía Nam núi Cô Tiên (nhỏ) đến phía Bắc núi Hòn Ngang (núi Cô Tiên lớn), diện tích khoảng 1.631 ha, dân số dự kiến khoảng 16.100 người; khu vực đô thị phía Bắc sông Cái và khu vực Hòn Nghê, diện tích khoảng 1.316 ha, dân số dự kiến khoảng 47.600 người; khu vực đô thị phía Tây Nha Trang, diện tích khoảng 1.584 ha, dân số dự kiến khoảng 109.300 người;

Khu vực phía Nam đường Phong Châu và khu vực núi phía Tây sông Tắc, diện tích khoảng 1.966 ha, dân số dự kiến khoảng 82.300 người; khu vực Phước Đồng – Hòn Rớ – phía Bắc núi Cù Hin, diện tích khoảng 4.626 ha, dân số dự kiến khoảng 64.100 người; khu vực Đồng Bò – Trảng É, diện tích khoảng 810 ha, dân số dự kiến khoảng 11.000 người; khu vực phía Tây Bắc quốc lộ 1 – thuộc xã Vĩnh Phương, diện tích khoảng 2.522 ha, dân số dự kiến khoảng 8.900 người;

Khu vực xã Vĩnh Lương – phía Bắc núi Hòn Ngang, diện tích khoảng 3.828 ha, dân số dự kiến khoảng 28.200 người; khu vực biển thuộc vịnh Nha Trang, biển ven bờ xã Vĩnh Lương và các đảo thuộc thành phố Nha Trang, diện tích khoảng 3.848 ha, dân số dự kiến khoảng 10.000 người.

Mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được phê duyệt, đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính cấp huyện.

Giai đoạn đến năm 2025, phấn đấu toàn tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%. Giai đoạn năm 2026 đến trước năm 2030, phấn đấu toàn tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%.

Dự kiến, tổng nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030 khoảng 1.299.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2025 là 549.053 tỷ đồng và giai đoạn 2026 – 2030 là 749.947 tỷ đồng.

HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa thông qua Nhị quyết về điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 – 2030.

Đây là cơ sở để tỉnh kêu gọi đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu thập thấp, nhà ở công nhân.

Huyện Diên Khánh dự án Khu đô thị hành chính: Đầu tư VCN chắc cơ hội

(BĐT) – Dù đã được gia hạn, Dự án Khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh tại Khánh Hòa vẫn không có thêm nhà đầu tư đăng ký. Là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Dự án và đạt yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm, khả năng cao Công ty CP Đầu tư VCN sẽ trở thành nhà đầu tư dự án gần 90 ha này.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Dự án Khu đô thị hành chính huyện Diên Khánh có sơ bộ chi phí thực hiện 1.765 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 246,330 tỷ đồng, thực hiện tại xã Diên Lạc và xã Diên Thạnh (huyện Diên Khánh), với diện tích 89,1 ha. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường các sản phẩm nhà ở liền kề, nhà ở chung cư, đất ở liền kế, đất ở biệt thự…

Thời gian hoạt động Dự án 50 năm kể từ ngày UBND Tỉnh ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư. Tiến độ thực hiện Dự án 6 năm kể từ ngày UBND Tỉnh ban hành Quyết định lựa chọn nhà đầu tư, dự kiến từ quý I/2024 – quý IV/2029.

Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ lần 1 ngày 15/2/2024, chỉ có Công ty CP Đầu tư VCN đăng ký và sau đó được đánh giá đạt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực kinh nghiệm. Tỉnh Khánh Hòa đã gia hạn thời gian đăng ký để các nhà đầu tư tiềm năng khác có cơ hội tiếp cận thông tin và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Dự án, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, đến lần mở sau gia hạn vào 17 giờ ngày 21/3/2024, không có thêm nhà đầu tư đăng ký. Theo quy định, nếu chỉ có 1 nhà đầu tư đạt sơ bộ năng lực, kinh nghiệm, Dự án sẽ chuyển sang thủ tục chấp thuận nhà đầu tư.

Công ty CP Đầu tư VCN có địa chỉ trụ sở tại phường Phước Hải, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; thành lập năm 2006, vốn điều lệ theo đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 15 (ngày 5/7/2023) là 1.549,8 tỷ đồng. Ông Nguyễn Khánh Toàn là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty. VCN được biết đến là một doanh nghiệp bất động sản lớn tại Khánh Hoà, hiện sở hữu hàng chục dự án khu đô thị, căn hộ, văn phòng cho thuê, công nghiệp… trên cả nước.

#khudothihuyenDienKhanh

Sắp có thêm dự án căn hộ quy mô 434 căn ở Nha Trang ra mắt tháng 5 này

Dự án có tổng vốn đầu tư 490 tỷ đồng với quy mô diện tích 1.970m2 gồm 434 căn hộ chung cư, dự kiến ra mắt thị trường vào tháng 5 tới.

Sáng 18/03, Chủ đầu tư Công ty TNHH NPL và đơn vị phát triển APG Holdings, Tổng thầu xây dựng APGCONS cùng đơn vị phân phối độc quyền EximRS đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác dự án căn hộ cao cấp số 04 – 06 Bắc Sơn, Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hòa.

Ông Phan Thế Hoàng Chủ tịch HĐQT APG Holdings cho biết, dự án toạ lạc tại vị trí đắc địa trung tâm thành phố Nha Trang, mặt tiền đường Bắc Sơn, Vĩnh Hải và liền kề trục đường biển Phạm Văn Đồng.

Dự án căn hộ cao cấp 04 – 06 Bắc Sơn, Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hoà dự kiến ra mắt thị trường vào tháng 5/2024 với giá chỉ từ 1,5 tỷ/căn, sở hữu lâu dài. Dự án có tổng vốn đầu tư 490 tỷ đồng với quy mô diện tích 1.970m2 gồm 434 căn hộ chung cư.

Đại diện chủ đầu tư NPL ký kết cùng đơn vị phát triển APG Holdings.

Với mong muốn kiến tạo tiêu chuẩn không gian sống mới, chủ đầu tư NPL và đơn vị phát triển dự án APG Holdings sẽ đầu tư hệ thống tiện ích khép kín, đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của cộng đồng cư dân. Các căn hộ tại dự án có tầm nhìn ấn tượng và được thiết kế tối ưu để tận dụng lợi thế hướng biển.

Cũng tại sự kiện, đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đơn vị khai thác cho thuê căn hộ Cash – Home – Bộ siêu tập bất động sản dòng tiền Collection @ Grand SunLake giữa Công ty Cổ phần Bất động sản EximRS (đơn vị phân phối độc quyền) và đơn vị vận hành khai thác cho thuê là Công ty TNHH Quản lý Tài sản Taisei VN.

Theo đó, Taisei VN sẽ là đơn vị vận hành khai thác cho thuê dòng sản phẩm căn hộ Cash-Home (Hà Đông, Hà Nội) nhằm tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Dự án Grand SunLake tọa lạc tại cửa ngõ của Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông. Dự án toạ lạc tại 02 mặt tiền đường Nguyễn Khuyến và Trần Phú là hai trục đường sầm uất của khu vực, đồng thời liền kề tuyến đường sắt Metro – giúp mang đến tiềm năng cho thuê dài hạn.

Điểm NỔI BẬT của cuộc họp giữa THỦ TƯỚNG cùng các tập đoàn LỚN NHẤT VN 14/3/2024

– Cuộc họp ngày hôm nay (14/3/2024) được coi là hội nghị diên hồng giữa THỦ TƯỚNG với NHNN, bộ ban ngành và các tập đoàn LỚN NHẤT tại Việt Nam. Cuộc hợp này để gỡ rối TT BĐS và thúc đẩy nền kinh tế 1 cách toàn diện và có 1 số điều đáng chú ý sau:
– Câu chuyên không có gì mới đó là KÍCH TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG, RÃ BĂNG TT BĐS => Nền kinh tế phục hồi 1 cách THỰC CHẤT. Lý do: đầu tư công ngấm lâu do chu kỳ đầu tư dài.
– Bài toán KHÓ đang nằm ở nhóm BĐS là giảm giá để phù hợp nhu cầu của TT trong bối cảnh này bởi chi phí chìm và chi phí tài chính rất cao. => Thủ tướng phải xử lý.
Kỳ vọng của nhà đầu tư:
– Các thị trường tài sản mang tính đầu cơ cao vẫn đang hút tiền là CK, CRYPTO hay thậm chí VÀNG vẫn đang hưởng sái vì triển vọng tiền RẺ vẫn đang rõ ràng và có thể TIẾP TỤC duy trì.
– BĐS nội thành và các quận huyện đang nóng trở lại và giao dịch nhiều hơn là hệ quả của việc thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng trong 1 năm qua.
– Sự thẩm thấu chính sách vào các lớp tài sản đã và đang rõ ràng => chính phủ muốn đẩy mạnh hơn việc này để PHỤC HỒI kinh tế và tránh vết xe đổ giống TRUNG QUỐC.
– SỰ PHỤC HỒI CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN….

Huyện sắp lên thị xã của Khánh Hoà muốn chuyển đổi hơn 7.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Định hướng đến năm 2030, huyện này sẽ lên thị xã.

Ngày 5/3, HĐND huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa đã thông qua điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cũng như quy hoạch cụ thể cho năm 2024 này.

Vạn Ninh là huyện ven biển nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà

Cụ thể, diện tích huyện Vạn Ninh đến năm 2030 dự kiến đạt 56.202ha, trong đó, đất nông nghiệp 42.052ha (74,82%); đất phi nông nghiệp 14.051ha (25%) và đất chưa sử dụng 99ha (0,18%).

Để đạt con số theo kế hoạch, huyện sẽ chuyển đổi gần 7.027ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, đưa tổng cộng hơn 5.377ha đất chưa sử dụng vào sử dụng, bao gồm 2.689ha đất nông nghiệp và 2.688ha đất phi nông nghiệp.

Riêng đối với đất phi nông nghiệp, huyện sẽ chuyển 104,05ha đất không phải đất ở sang đất ở.

Mặt khác, cơ cấu đất của huyện Vạn Ninh trong năm 2024 sẽ bao gồm 42.555ha đất nông nghiệp; 9.612,4ha đất phi nông nghiệp; và 4.034,5ha đất chưa sử dụng.

Nhằm thực hiện mục tiêu, huyện sẽ chuyển 3.389,4ha đất nông nghiệp và 1.440,7ha đất chưa sử dụng thành đất phi nông nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi 63,46ha đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở.

Bên cạnh việc chuyển đổi, huyện Vạn Ninh dự kiến thu hồi gần 3.099ha đất nông nghiệp và gần 432ha đất phi nông nghiệp trong năm 2024.

HĐND huyện Vạn Ninh giao UBND huyện trình các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt điều chỉnh quy hoạch trên; công bố công khai quy hoạch theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, UBND huyện phải triển khai thực hiện theo đúng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhóm giải pháp để triển khai quy hoạch; tăng cường đầu tư cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai.

Bản đồ huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Vạn Ninh là huyện ven biển nằm ở phía Bắc tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 m về phía Bắc, phía Nam dãy Đèo Cả – Vọng Phu. Huyện Vạn Ninh có diện tích tự nhiên là 550km², với khoảng 75% là rừng. Tổng dân số là 134.820 người, dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp lâm nghiệp và dịch vụ.

Hồi cuối năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã có văn bản gửi Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về chủ trương định hướng phát triển đô thị phục vụ công tác lập chương trình phát triển đô thị. Theo đó, UBND tỉnh thống nhất giữ nguyên 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm TP. Nha Trang; thành lập 2 quận Cam Ranh và Cam Lâm trên cơ sở dân số, diện tích của TP. Cam Ranh và huyện Cam Lâm.

Ngoài ra, Khánh Hòa sẽ có 3 thị xã gồm thị xã Ninh Hòa, thành lập các thị xã Diên Khánh, Vạn Ninh trên cơ sở dân số, diện tích các huyện Diên Khánh, Vạn Ninh. Đối với 3 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Trường Sa sẽ giữ nguyên không thay đổi.

BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM HẤP DẪN THỨ 2 CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM HẤP DẪN THỨ 2 CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Hai công ty dịch vụ bất động sản lớn của thế giới là CBRE và Savills đều đánh giá cao triển vọng bất động sản Việt Nam năm 2024 bởi nhiều yếu tố liên quan đến nhân khẩu học, FDI…
Theo CBRE, Việt Nam là thị trường bất động sản thu hút các nhà đầu tư đứng thứ hai ở châu Á-Thái Bình Dương năm 2024, chỉ sau thị trường Ấn Độ và đứng trước cả Thái Lan.
Quy mô vốn mà nhà đầu tư ngoại cho mỗi giao dịch thông thường dao động từ 20-50 triệu USD. Cùng với đó, một số lượng lớn các nhà tài chính đầu tư cá nhân bắt đầu quan tâm đến thị trường bất động sản Việt Nam. Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, có khoảng 4 triệu người có nhu cầu mua nhà Việt Nam trong tương lai, bao gồm cả người nước ngoài và Việt kiều.
Theo tổng giám đốc công ty Avison Young Việt Nam David Jackson, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam là vì nơi đây hội tụ đủ các yếu tố dân số trẻ, tăng trưởng kinh tế và thị hiếu tiêu dùng tại khu vực này cho thấy triển vọng tích cực trong dài hạn.
Hiện những nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm và gia tăng sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Việt Nam trong thời qua cũng đã có những đợt cắt giảm lãi suất giúp thị trường trở nên hấp dẫn hơn.

Chính phủ yêu cầu thúc đẩy thị trường bất động sản.

Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán…

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy thị trường bất động sản.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024. Tại Nghị quyết, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu phục vụ điều hành kinh tế – xã hội để kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp thích ứng với xu thế mới và điều chỉnh chính sách của các nước. Đặc biệt, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các Bộ ban ngành đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và thúc đẩy mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh.

Chính phủ nhấn mạnh các cơ quan chức năng cần thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường xuất khẩu lao động. Chủ động xây dựng kế hoạch, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cũng trong Nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương quán triệt, chỉ đạo người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện có kết quả chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư phát triển các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước.

Các Bộ, cơ quan, địa phương cần chú trọng triển khai các cam kết, thỏa thuận hợp tác được ký kết trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, kịp thời báo cáo Chính phủ kết quả, tiến độ thực hiện và đề xuất giải pháp bảo đảm triển khai thực chất, hiệu quả.

Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước, mở rộng cơ sở thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và chống thất thu thuế.

Cùng với đó, xem xét ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất… để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết.

 

Khánh Hoà: Bỏ các quy định gây khó cho dân tách thửa đất ở, đất nông nghiệp.

Tỉnh Khánh Hòa vừa sửa đổi, bãi bỏ các quy định từng gây khó, gây vướng cho dân khi tách thửa đất ở hay đất nông nghiệp để chuyển thành đất ở.

Một khu vực nông thôn với nhiều đất ở có vườn, ao tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), nhiều cư dân có nhu cầu tách thửa – Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa (số 02/2024/QĐ-UBND) về sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan đến quy định về điều kiện tách thửa đất, do phó chủ tịch tỉnh Trần Hòa Nam ký ban hành, vừa có hiệu lực thi hành.
Bỏ các quy định tách thửa đất “phải đáp ứng được về hạ tầng kỹ thuật”
Theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành trước đây (số 28/2022/QĐ-UBND ngày 27-12-2022) có quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.
Trong đó, tại điểm d khoản 1 điều 10 của quyết định trên có quy định cụ thể “trường hợp tách một phần thửa đất để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở thì phần diện tích tách thửa chuyển mục đích sang đất ở và diện tích đất nông nghiệp còn lại phải đảm bảo kích thước, diện tích tối thiểu tách thửa đất theo điểm a khoản 1, khoản 2 điều này”.
Cũng trong điều khoản trên còn có thêm quy định “đồng thời việc chuyển mục đích sử dụng đất phải đáp ứng được điều kiện về hạ tầng kỹ thuật của khu vực, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; quy hoạch phân khu đô thị hoặc quy hoạch chi tiết đô thị (nếu có), quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành (số 02/2024/QĐ-UBND) sửa đổi bãi bỏ toàn bộ phần nội dung quy định “đồng thời…” tại điểm d khoản 1 điều 10 vừa kể trên.
Trong quyết định mới, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng bãi bỏ quy định về việc giao UBND cấp huyện “căn cứ tình hình thực tế, điều kiện cụ thể của địa phương, ban hành quy định các điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật đáp ứng khi cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa” (điểm b khoản 4 điều 12 QĐ 28/2022/QĐ-UBND).
Tách thửa đất ở có vườn, ao không buộc phải đủ diện tích tối thiểu với đất nông nghiệp
Tại quyết định mới, UBND tỉnh Khánh Hòa còn bổ sung quy định (điểm đ khoản 1 điều 10) về việc tách thửa đất ở.
Đó là “đối với đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất thì việc tách một phần thửa diện tích đất ở của thửa đất đó phải đảm bảo kích thước, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa quy định tại điểm a khoản 1 điều này (tức điều 10 của quyết định 28/2022/QĐ-UBND – PV), phần diện tích đất vườn ao được tách cùng diện tích đất ở sau khi tách thửa không áp dụng quy định diện tích tối thiểu tại khoản 2 điều này”.
Khoản 2 điều 10 quyết định 28/2022/QĐ-UBND vừa nêu là quy định về điều kiện tách thửa đối với đất nông nghiệp.
Trong đó, có quy định “trường hợp thửa đất nông nghiệp (bao gồm đất vườn ao gắn liền với đất ở) nằm xen kẽ trong khu dân cư hiện hữu thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất nông nghiệp là 200m2”.
Nhưng theo quy định mới bổ sung (điểm đ khoản 1 điều 10) xem như quy định về diện tích tối thiểu (200m2) để “được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp là đất vườn ao gắn liền với đất ở” coi như cũng được bãi bỏ.
Theo một cán bộ trong ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Khánh Hòa, việc sửa đổi và bãi bỏ các quy định kể trên sẽ gỡ vướng rất nhiều trong việc giải quyết tách thửa đất ở có vườn, ao hay tách chuyển một phần đất nông nghiệp sang đất ở cho dân do thời gian qua có rất nhiều người dân không được các cơ quan cấp huyện giải quyết các thủ tục tách thửa đất ở hoặc chuyển mục đích đất nông nghiệp thành đất ở vì các quy định này.

Khánh Hoà: Sự kiện Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 – Bệ phóng cho Cam Lâm phát triển

Bệ phóng cho Cam Lâm phát triển.

Sự kiện Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 được thông qua có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Khánh Hòa. Đây sẽ là cú hích, tạo thêm động lực mới, sức lan tỏa trong thu hút đầu tư, phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía nam của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ, góp phần sớm đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đô thị mang đẳng cấp quốc tế

Với vị trí địa kinh tế độc đáo, cùng hệ thống giao thông kết nối liên vùng (bao gồm cả đường bộ, đường sắt, hàng không, đường biển) khá đồng bộ, Cam Lâm hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một đô thị lớn, trung tâm kết nối logistics, một cực tăng trưởng của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên theo tinh thần Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chính vì vậy, khi phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, Thủ tướng Chính phủ đã đặt Cam Lâm trong định hướng tổng thể của chuỗi đô thị Vân Phong – Nha Trang – Cam Lâm – Cam Ranh.

Các vị lãnh đạo Trung ương, Bộ Xây dựng, tỉnh Khánh Hòa và huyện Cam Lâm ấn nút công bố quy hoạch.

Đô thị mới Cam Lâm như một gạch nối, tạo nên sự liên kết với TP. Nha Trang và đô thị Cam Ranh. Trong tương lai không xa, Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, thông minh đẳng cấp quốc tế phát triển theo 4 trục động lực. Với hơn 54.700ha diện tích tự nhiên, “thành phố mới” hình thành với 4 khu trung tâm đô thị: Khu trung tâm tổng hợp cấp vùng tại thị trấn Cam Đức gắn với trục trung tâm đô thị, phát triển mới trung tâm hành chính – chính trị cấp đô thị; trung tâm tài chính – thương mại – dịch vụ, không gian giao lưu văn hóa quốc tế. Khu trung tâm du lịch phía đông tại xã Cam Hải Đông gắn với kênh Thủy Triều, phát triển mới các chức năng cung cấp dịch vụ du thuyền, vui chơi giải trí nước và các dịch vụ hướng tới đạt đẳng cấp quốc tế. Khu trung tâm đô thị phía bắc tại xã Cam Hòa phát triển mới trung tâm văn hóa – thể thao, y tế, giáo dục, thương mại – dịch vụ, không gian giao lưu văn hóa cấp đô thị. Khu trung tâm đô thị phía nam tại xã Cam Thành Bắc phát triển mới trung tâm văn hóa – thể thao, y tế, thương mại – dịch vụ, phối hợp với khu đô thị hỗn hợp mật độ cao. Mục tiêu của quy hoạch nhằm xây dựng và phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía nam, góp phần sớm đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, phát triển đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế, là trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics.

Ông NGUYỄN HẢI NINH – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa: Việc thông qua Đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm với tầm nhìn đột phá, cách tiếp cận ở tầm quốc tế là công việc đầy thách thức, nhưng việc tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch sẽ là thách thức bội phần, đòi hỏi không chỉ có sự quan tâm của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân địa phương, mà còn là sự quan tâm hỗ trợ của các đồng chí lãnh đạo, các bộ, ngành Trung ương, các địa phương bạn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa mong được tiếp tục quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và hợp tác. 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm cùng với các quy hoạch khác sẽ tạo không gian mới, dư địa và động lực mới để Khánh Hòa và huyện Cam Lâm phát triển nhanh, bền vững, dựa trên kinh tế đô thị, dịch vụ. Người dân Cam Lâm trong tương lai gần sẽ được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao.

Động lực phát triển mới

Quy hoạch đô thị mới Cam Lâm được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho những phát triển đột phá. Ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, trên cơ sở quy hoạch Cam Lâm được duyệt, công bố và các nhiệm vụ được giao, UBND tỉnh sẽ tập trung tổ chức triển khai thực hiện một cách khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả, tuân thủ các quy định liên quan; quyết tâm xây dựng và phát triển Cam Lâm trở thành đô thị có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh; cùng các địa phương khác góp phần sớm đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030 theo mục tiêu Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, một bản quy hoạch dù được nghiên cứu công phu và khả thi đến mấy cũng không trở thành hiện thực nếu việc thực thi và giám sát thực thi không được tổ chức hiệu quả. Nhân tố quyết định thành công chính là tinh thần năng động, sáng tạo; cách làm căn cơ, bài bản, đồng bộ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Khánh Hòa nỗ lực để tận dụng và phát huy đạt hiệu quả cao nhất những cơ chế đột phá, chính sách đặc thù đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 55 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là phân cấp thẩm quyền về quản lý quy hoạch, đất đai, tách các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng trong triển khai các dự án đầu tư và mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông. Tỉnh phải tập trung triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và các quy hoạch chuyên ngành một cách khoa học, bài bản, có tầm nhìn chiến lược, dài hạn, ổn định, tránh tình trạng phải điều chỉnh cục bộ nhiều lần; phải khai thác, phát huy hiệu quả những công trình hạ tầng hiện đại đã, đang được đầu tư như các tuyến đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Cam Lâm – Nha Trang để kết nối liên vùng. Các nguồn lực được tạo ra từ quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị trong tương lai, như: Giá trị đất đai, tài nguyên… cần được đầu tư trở lại cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giáo dục và đào tạo, phúc lợi xã hội. Để Cam Lâm có thể trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới thì nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài là điều kiện tiên quyết. Vì vậy, tỉnh cần có chiến lược đào tạo, thu hút nhân tài; nâng cao chất lượng dịch vụ đô thị để tạo nên sức hút hấp dẫn cho lao động trong và ngoài nước đến với Cam Lâm. Bên cạnh đó, với đặc điểm của một đô thị ven biển, quá trình phát triển đô thị mới Cam Lâm, tỉnh cần thực hiện tốt công tác khảo sát địa chất, thủy văn, tính toán kỹ các tác động của biến đổi khí hậu, triều cường ngay từ phương án quy hoạch chi tiết, thiết kế, thi công nhằm bảo đảm tính bền vững, hiệu quả của công trình, an toàn về tài sản, tính mạng cho nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện tốt vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo cho người dân có nơi tái định cư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như: Bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa, thể thao; ưu tiên phát triển nhà ở xã hội cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có thu nhập thấp, nhà ở công nhân… Người dân địa phương phải được ưu tiên đào tạo, tuyển dụng, có sinh kế bền vững; được tận hưởng những giá trị, chất lượng cuộc sống mà quá trình đô thị hóa mang lại.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Lễ động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận

Lễ động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận

Chuẩn bị LỄ ĐỘNG THỔ sẽ được diễn ra vào chiều ngày 1/3/2024.

Theo kế hoạch Lễ động thổ Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa kết nối tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận sẽ được diễn ra vào chiều ngày 1/3/2024.
Đây là tuyến đường giao thông quan trọng, kết nối 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh-Khánh Sơn của Khánh Hòa phù hợp theo định hướng tại phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông thuộc quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023.
Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 – kết nối với tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Ninh Thuận đi qua 2 huyện Khánh Vĩnh và huyện Khánh Sơn được xác định là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô đường cấp III miền núi với tổng chiều dài khoảng 56,7km.
Tổng mức đầu tư khoảng 1.930 tỷ đồng.